Làng nghề đúc đồng Đại Bái – Bắc Ninh nguồn gốc lịch sử

công đoạn đánh bóng tạo màu cho sản phẩm đồng

Lịch sử hình thành làng nghề đúc đồng Đại Bái

“Công đầu tiên xây dựng lên làng nghề đúc đồng Đại Bái đó là cụ Nguyễn Công Truyền người đã gây dựng nên 1 làng nghề nổi tiếng trên cả nước là nét văn hóa để lại cho muôn đời sau” theo lời kể cụ Trần Phó Bản năm nay đã được 95 tuổi. Để nhớ ơn Cụ Nguyên Công đã mang lại cái nghề cho Đại Bái vì thế hàng năm vào ngày 29/9 âm lịch được coi là ngày giỗ tổ của nghề đúc đồng Đại Bái. Cho dù đã trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử nhưng những nét đẹp văn hóa ấy vẫn được gìn giữ nguyên vẹn cho cho đến ngày nay. Bao nhiêu thế hệ cha ông đã qua đi, nhưng vùng đất nơi đây chính là nơi đã sản sinh ra những người thợ, những người nghệ nhân với bàn tay khéo léo và trí óc đầy sáng tạo mang lại giá trị nghệ thuật cao, với độ hoàn thiện tinh sao không những được ưu chuộng trong nước mà còn xuất khẩu xang các thị trường Đông Âu và Tây Âu.

Là 1 làng nghề có truyền thống lâu đời đã khẳng định được 1 nét văn hóa độc đáo của người dân Đại Bái cũng như văn hóa Đất Việt đa dạng về sản phẩm, hoàn hảo về chất lượng.

Quá trình chế tác một sản phẩm đồng Đại Bái

Theo lời ông Hữu Thái cơ sở đúc đồng Tâm Thái với kinh nghiệm trong nghề hơn 20 năm chia sẻ để làm ra sản phẩm đạt được tinh hoa của Đại Bái phải trải qua rất nhiều công đoạn, để đạt được chất lượng sản phẩm cao người thợ phải kiên trì học hỏi từ 2 năm đến 3 năm để làm được tất cả các công đoạn từ chế tác đến hoàn thiện sản phẩm.

 

 

Để tạo khuôn người thợ nhào trộn đất với trấu để tạo ra hình dáng cơ bản sản phẩm, ở công đoạn này chỉ những người thợ lâu năm mới có thể thực hiện được, vì nó đòi hỏi cái hồn và chất lượng sản phẩm ở khâu này rất quan trọng tạo nên thương hiệu Đại Bái. Sau đó đồng đã núng nóng ở 1200 °C được đổ vào khuôn và đồng được đảm bảo tinh khiết gần như 100% để sản phẩm không bị biến sắc theo thời gian. Tùy và kích cỡ và đặc thù sản phẩm mà thời gian nung sẽ khác nhau, trung bình từ một đến vài tuần mới xong. Sản phẩm thô sau khi ra khỏi lò được trải qua rất nhiều công đoạn như: mài, giũa, đánh bóng, tạo hình hoa văn, tạo nét sản phẩm… với đủ loại phong cảnh như tùng – cúc – trúc – mai, các loại phong cảnh đồng quê, hoa văn Việt cổ. Cuối cùng sản phẩm được đánh bóng tạo màu và làm sạch rồi đến tay khách hàng.

Làng nghề đúc đồng Đại Bái làm những sản phẩm nào

Thời đầu sơ khai Đại Bái chủ yếu sản xuất các mặt hàng đồ dùng hàng ngày, dần dần các nghệ nhân đời sau tìm tòi và phát triển thêm các sản phẩm khác như: Đúc Tượng Đồng, Đỉnh Đồng, Lư Hương, Lục Bình, Hạc Đồng, Đúc Tượng Phật, Đúc Tượng Chân Dung… về nội thất thì chế tác các tranh đồng cao cấp, phù điêu nội ngoại thất… càng ngày càng cải tiến về mẫu mã và chất lượng. Nhất là được những người tâm huyết như ông Nguyễn Hữu Thái  (chủ cơ sở đúc đồng Tâm Thái – Đại Bá) là người theo học Đại Học Mỹ Thuật đã đen nghệ thuật đương đại tăng thêm giá trị làng nghề đúc đồng Đại Bái vừa mang lại giá trị kinh tế tạo thêm việc làm cho người làng Đại Bái.

Đúc đồng Đại Bái tạo việc làm cho hơn 3000 lao động

Thông tin từ ông chủ tich xã Đại Bái cho chúng tôi biết thì nhờ có sự phát triển ngày càng mạnh của làng nghề nên tạo việc làm cho hơn 3000 việc cùng với hàng trăm cơ sở sản xuất, con số đó tiếp tục tăng do sản phẩm ngày càng được nhiều người quan tâm đến. Đồng thời làng nghề Đại Bái còn được công nhận là làng nghề tiêu biểu của năm 2015.

Chat Zalo
0985231059