Kỹ thuật và quy trình đúc trống đồng truyền thống tại Đại Bái

Nghệ thuật đúc đồng ngày nay được phát triển mạnh mẽ, sau bao thăng trầm lịch sử cứ thế theo thời gian lớn lên chứ không bị mai một theo thời gian và lãng quên. Trong những thời kì phát triển đó thì những di tích lịch văn hóa thời kỳ Hùng Vương, trống đồng là sản phẩm rất độc đáo. Nền văn minh cổ trên thế giới, không có một dân tộc nào để lại cho loài người một loại hình văn hóa nghệ thuật vừa tuyệt vời vừa phong phú như vậy.

Cho đến ngày nay, những sản phẩm trống đồng vẫn là đề tài lớn đang được nhiều người tập trung nghiên cứu. Một di sản văn hóa của nhân loại. Với những điều nói trên thì việc bảo tồn và tiếp tục lưu giữ những nét đẹp truyên thống đó thì hôm nay mỹ nghệ Tâm Thái xin chia sẻ đến các bạn kỹ thuật đúc trống đồng được lưu truyền từ thời cha ông xưa truyền lại.

Chúng ta sẽ nói về tổng quan của chiếc trống đồng trước khi đi vào kỹ thuật tạo ra những chiếc trống đồng mang giá trị văn hóa của Việt Nam ta.

Nhìn bên ngoài, chúng ta thấy trống đồng có một số đặc điểm như sau:

– Trống đồng có 3 mặt kín.
– Giữa tang và thân trong trống có những chiếc quai gắn liền với thân.
– Hoa văn trang trí đều đặn trên cả mặt trống lẫn thân bao quanh.
– Trống có đường cắt dọc từ trên mặt trống xuống đến đáy thân, chia 2 bên thành 2 phần đều nhau, đối xứng.
– Mặt trong của trống là một khối tròn liền nhau vững chắc.

Qua những đặc điểm bên ngoài của trống đồng thì chúng ta sẽ đi sâu vào kỹ thuật và các bước để tạo nên 1 chiếc trống đồng hoàn hảo.

Để tạo ra một chiếc trống đồng người nghệ nhân phải trải qua các bước sau:

1) Tạo mẫu trống cần đúc: Để có một chiếc trống đồng như ý mong muốn thì quá trình tạo mẫu cho sản phẩm rất cần thiết và quan trọng, mẫu có đẹp thì khi lên khuôn và đúc mới ra được sản phẩm đẹp như ý mong muốn.

2) Tạo khuôn: Sau khi tạo mẫu xong các nghệ nhân tiến hành tạo khuôn đúc, khuôn đúc được làm bằng một loại đất, được chọn lọc và pha trộn với nhiều vật liệu khác nhau như đất bìa, đất non, đất sa dở, đất se lại…

– Các loại đất nêu trên sẽ khác nhau giữa đất, than, trấu, rơm… Nhưng cơ bản vẫn giống nhau về mục đích kỹ thuật, là làm cho khuôn bền, nhẹ, xốp dễ thoát hơi, mền dễ ấn để in rõ hoa văn. Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu làm khuôn thì các nghệ nhân chia khuôn đúc thành 2 mảnh khuôn, chính vì thế nên trên thân trống đồng thường có 2 đường chỉ dọc theo thân. Mặt trống đồng là một khối riêng biệt hoàn toàn.


– Sau khi hoàn thành khuôn đúc thì quá trình sửa khuôn và nung sấy khuôn được tính hành. Mọi hoa văn, các chi tiết đều được các nghệ nhân chỉnh sửa cho giống mẫu đã tạo đến khi hoàn hảo nhất, khi chỉnh sửa xong thì tiến hành nung khuôn cho khô lại để tạo độ chắc và cứng cho khuôn.

3) Nung đồng: Khi khuôn mẫu đã xong thì các nghệ nhân tiến hành nấu đồng tan chảy thành thể lỏng để rót vào khuôn tạo thành sản phẩm. Mọi công đoạn hoàn tất thì đợi đồng nguội tiến hành dỡ khuôn và ghép mặt trống vào thân.

4) Sửa lỗi và đánh bóng sản phẩm: Quá trình cuối cùng này đòi hỏi người nghệ nhân phải làm cực kỳ tỉ mỉ và chi tiết để có thể làm nổi bật từng hoa văn trên chiếc trống đồng, thổi hồn vào chiếc trống đồng đó.

Trên là kỹ thuật cũng như các bước hoàn thành một chiếc trống đồng nét đẹp văn hóa Việt Nam ta. Cơ sở Tâm Thái chúng tôi là một trong rất nhiều cơ sở nổi tiếng về các sản phẩm trống đồng, đồ thờ, quà tặng lưu niệm, ngoài ra chúng tôi còn nhận đúc tượng đồng, đúc tượng chân dung, tượng phật theo yêu cầu của quý khách hàng với nhiều chất liệu, giá thành hợp lý, tiến độ thi công chuẩn xác.

Mọi chi tiết, thông tin xin quý khách liên hệ đến số hotline: 0985231059 của chúng tôi hoặc ghé thăm trang web: ducdongdaibai.com.vn để được tư vấn, xem các sản phẩm trên trang web của chúng tôi. Cảm ơn quý khách hàng đã dành thời gian quý giá của mình để đọc bài chia sẻ này của cơ sở Tâm Thái!

Chat Zalo
0985231059