Nghệ thuật đúc tượng chân dung cho người thân trong gia đình

Quý vị cùng mỹ nghệ Tâm Thái tìm hiểu nghề đúc đồng truyền thống về đúc tượng chân dung bán thân đồng đỏ ở Việt nam, ngày nay các gia đình,dòng họ đúc tượng người thân trong gia đình cũng như người có công với dòng tộc ngày càng cao.

Từ xa xưa, để thờ cúng và tưởng nhớ đến những người có chức sắc, có công với đất nước người Việt Nam chúng ta đã biết đến việc đúc tượng chân dung. Còn ngày nay, do nền kinh tế phát triển, đời sống của con người ngày được nâng cao nên việc đúc đồng chân dung không chỉ dành cho những người có công, cho những danh nhân văn hóa nữa mà còn là thứ để con cháu báo hiếu cho cha mẹ, ông bà hay là món quà độc đáo của nhân viên dành cho sếp của mình… Yêu cầu của đúc tượng đồng chân dung.

Đúc tượng đồng chân dung được xem là một trong những lĩnh vực đúc đồng khó nhất. Vì sao? Bởi vì mỗi một khâu đều đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, phải những người có kinh nghiệm, có tay nghề cao mới có thể đúc ra được những chân dung giống nhất, có hồn và đẹp. Một bức tượng chân dung giống nhất, đẹp nhất là chưa đủ mà bức tượng đó phải có hồn thì mới được gọi là thành công.

Tượng chân dụng cụ bà giống thật 100%
Tượng chân dụng cụ bà giống thật 100%

Quy trình đúc tượng đồng chân dung cho người thân

Để có thể cho ra đời một bức tượng đồng chân dung cần phải trải qua các bước sau:

Bước 1: Khách hàng cung cấp hình ảnh của người được đúc tượng. Khi cung cấp hình ảnh của người được đúc tượng, bạn nên cung cấp ảnh ở nhiều góc độ khác nhau để đảm bảo tượng có thể giống đến từng chi tiết.

Bước 2: Tiến hành đắp mẫu và tạo khuôn âm bản, dương bản. Nếu chưa có ảnh, thợ đắp mẫu sẽ tiến hành đắp mẫu. Còn nếu đã có ảnh thì sẽ trực tiếp đắp mẫu bằng thạch cao. Sau khi đắp mẫu xong sẽ tạo khuôn âm bản và dương bản từ mẫu thạch cao này.

Bước 3: Ghép mẫu âm bản và dương bản lại với nhau.

Bước 4: Pha nguyên liệu. Nguyên liệu pha bao gồm: thiếc và đồng đỏ. Tỷ lệ pha của các nguyên liệu này sẽ khác nhau, trong đó, đồng đỏ luôn luôn phải chiếm 95%.thiếc 5%.

Bước 5: Nấu chảy đồng. Sau được nấu chảy, đồng sẽ được đổ vào khuôn đã được nung nóng.

Bước 6: Hoàn thiện. Sau một thời gian, khuôn đồng sẽ được dỡ ra, thợ thủ công sẽ tiến hành mài dũa, cắt gọt, đánh bóng và làm màu cho bức tượng. Tượng có 2 màu chính là nâu xám và vàng nhũ. Đúc tượng đồng chân dung giá bao nhiêu? Hiện nay, giá đúc tượng đồng chân dung dao động trong khoảng từ 15-20 triệu đồng.

Tùy vào loại tượng mà giá sẽ có sự chênh lệch. Nên đúc tượng đồng ở đâu? Để đúc được bức tượng đồng đẹp nhất, có hồn nhất, chúng tôi khuyên bạn nên chọn những địa chỉ nhận đúc tượng đồng uy tín, chất lượng và có thời gian hoạt động lâu dài.

Chat Zalo
0985231059