Muốn đúc tượng Phật hay đúc tượng chân dung bằng đồng, trước hết chúng ta cần phải tạo ra vật mẫu, sau đó dựa vào mẫu và đúc đồng và làm khuôn.
Kỹ thuật đúc tượng phật bằng đồng, làm khuôn cho tượng Phật, khuôn cực kỳ quan trọng và mang ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong việc đúc đồng.
Làm khuôn là một công đoạn cực kỳ khó và yêu cầu độ kỹ thuật cũng như tay nghề cao. Có hai loại chất liệu khuôn đó chính là khuôn bằng đá và khuôn bằng đất.
Khuôn bằng đá đã xuất hiện cách đây khoảng 3000 năm về trước. Ở thời kỳ này người Việt tiền Đông Sơn đã biết sử dụng đá xanh làm khuôn đúc đồng thau. Còn khuôn đất cũng xuất hiện và nó có từ thời văn hóa Đông Sơn. Ngày nay, những làng nghề truyền thống vẫn sử dụng khuôn đất trong việc đúc tượng đồng nghệ thuật.
Khuôn đúc tượng đồng có hai loại chính đó là khuôn liên và khuôn mang cá. Khuôn liền được đúc một lần và khi đúc xong tượng phải phá bỏ khuôn mới lấy được vật phẩm. Khuôn này thì chỉ thích hợp với những sản phẩm có yêu cầu về thiết kế và hoa văn phức tạp. Còn khuôn mang cá hay còn gọi là khuôn rời thì các nghệ nhân có thể tháo và lắp dễ dàng.
Mỗi một khuôn đều có thể được dùng đi dùng lại nhiều lần.
Nung khuôn cho tượng Phật đồng:
Trước khi tiến hành đúc sản phẩm thì chúng ta cần tiến hành hai công việc song song với nhau. Đó chính là công việc nấu đồng và sấy khuôn sản phẩm.
Công việc nấu đồng cần phải được phối hợp nhịp nhàng với việc nung khuôn cho sản phẩm. Tiếp theo giai đoạn này mới tới việc nấu và rót đồng. Sau cùng thì chúng ta mới đến giai đoạn làm nguội và hoàn thiện sản phẩm.
Trên đây là quy trình đúc tượng chân dung, tượng phật bằng đồng tại cơ sở Mỹ nghệ Tâm Thái