Quy trình đúc đồng mỹ nghệ

Đúc đồng mỹ nghệ là một nghề thủ công lâu đời ở Việt Nam. Sản phẩm đồng mỹ nghệ rất đa dạng như Tượng Phật, Nồi, Chuông và Phù Điêu……
Quy trình đúc đồng mỹ nghệ có những bước sau
1. Đầu tiên là việc lựa chọn nguyên liệu
Chất liệu đồng dự định đem đúc sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả sản phẩm, lựa chọn loại đồng có chất liệu tốt, sạch và ít tạp chất sẽ cho ra được sản phẩm ưng ý nhất. Ở trên thị trường có rất nhiều loại đồng vụn, bột đồng có thể làm nguyên liệu đúc, song trước khi lựa chọn nguyên liệu các bạn nên chú ý đến tỷ lệ đồng ở trong đó. Và tất nhiêu là chất liệu đồng đỏ có giá thành cao hơn đồng vàng sẽ cho ra những sản phẩm ưng ý hơn
2. Khâu tạo mẫu
Ví dụ như khi đúc tượng đồng nói chung hay đúc tượng phật là một sản phẩm của đồ đồng mỹ nghệ thì ít nhất phải có khuân mẫu thật hoặc là ý tưởng đã dựng trước. Người nghệ nhân đúc tượng đồng cần tạo ra mẫu thật giống với sản phẩm đúc nhất có thể. Mẫu ở đây có thể tạo ra bởi gỗ, thạch anh hoặc bằng đất sét.

Phù điêu trang trí ngoại thất
Phù điêu trang trí ngoại thất
Phù điêu trang trí đẹp
Phù điêu trang trí đẹp
Phù điêu trang trí ngoại thất
Phù điêu trang trí ngoại thất
Phù điêu trang trí đẹp
Phù điêu trang trí đẹp

3. Tạo Khuân đúc
Lựa chọn những loại đất tốt pha trộn với các loại phụ gia như là Vỏ chấu + Giấy gió để làm khuôn âm bản, tiếp sau đó dùng đất bùn củ cùng với chấu và bột chịu nhiệt làm cốt bên trong. Phơi khuân cho khô khoảng từ 10-20 ngày, có những nơi người ta nung khuôn cho khô chín ở nhiệt độ 800độ C sau đó để khuân nguội và căn chỉnh độ dày mỏng.
4. Nung khuân và nấu đồng
Khi đã phơi khuôn khô, làm nhẵn, quét phủ sơn chịu nhiệt, rồi tiến hành ghép và nung khuôn thêm một lần nữa. Trong khi bắt đầu nung khuôn thì người thợ cũng bắt đầu tiến hành nhóm lò luyện để lấy nước. Đồng nguyên liệu được nấu chảy ở 1200 độ C, sau khi đồng nóng chảy hết người thợ cần pha thêm tỷ lệ, thiếc + chì + kẽm theo yêu cầu, lúc này nhiệt độ nấu lên tới 1250độ C và nóng chảy hoàn toàn. Quá trình nấu đồng kéo dài khoản 10 tiếng là nước đồng có thể múc và đem rót vào khuôn đúc. Trong quá trình vừa nấu đồng và nung khuôn phải được thực hiện sao cho khi nước đồng đúc được thì khuôn cũng phải nóng đỏ đều. Việc nung khuôn là để cho khuôn có nhiệt độ nóng phù hợp để nước đồng có thể chảy đều trong khuôn. Nếu như nhiệt độ khuôn không phù hợp sẽ khiến đồng khi rót vào khuôn đông lại và không chảy hết vào các góc của khuôn.
5. Rót khuân
Đồng nguyên liệu sau khi nấu khoảng 10 tiếng là có thể đem đúc, lúc này khuôn cũng đã được nung nóng thích hợp, người thợ tiến hành múc đồng và rót vào khuôn. Khi rót đồng vào khuôn, tùy theo kích thước của sản phẩm mà thời gian chờ dỡ khuôn là lâu hay chóng, ví dụ nếu định đúc một tượng phật  nặng 2 tấn thì phải chờ đến 2-3 ngày sau mới được dỡ khuôn.
6. Sửa nguội
Sản phẩm sau khi dỡ khỏi khuôn cần được sửa nguội để cho ra sản phẩm hoàn thiện. Khi dỡ khuôn cần mài sạch những lớp ba via ở góc cạnh, tiến hành chạm, khảm hoa văn, đánh bóng, lấy màu theo yêu cầu.

huy hiệu công an nhân dân
huy hiệu công an nhân dân
Sản phầm sau khi đúc được người thợ tỉ mỉ mài giũa và đánh bóng
Sản phầm sau khi đúc được người thợ tỉ mỉ mài giũa và đánh bóng
công đoạn đánh bóng tạo màu cho sản phẩm đồng
công đoạn đánh bóng tạo màu cho sản phẩm đồng
đục hoa văn trực tiếp lên sản phẩm đòi hỏi đôi tay người thợ phét cực kỳ khéo léo và tỉ mỉ
đục hoa văn trực tiếp lên sản phẩm đòi hỏi đôi tay người thợ phét cực kỳ khéo léo và tỉ mỉ

7. Hoàn thiện
Phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng về sản phẩm  mà hoàn thiện lâu hay nhanh. Nếu khách yêu cầu cao muốn làm thật đẹp đẹp mà trong nghề thủ công gọi là hàng “kỹ” thì người thợ phải sửa nguội thật tỷ mỉ, tiêu tốn nhiều công sức và tất nhiên giá thành sản phẩm sẽ cao hơn.

Chat Zalo
0985231059